Phân Biệt MCB, MCCB, ELCB, RCCB

Với những ai chưa biết nhiều về điện hay những kỹ thuật mới vào nghề thì việc phan biệt những loại cầu dao không phái là điều dễ dàng. Bởi trên thị trường có khá nhiều loại aptomat, mỗi loại có một tên gọi và công dụng khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng riêng. 

Bài viết này sẽ chia sẻ rõ hơn về những loại aptomat thông dụng MCB, MCCB, ELCB, RCCB, cùng tìm hiểu nhé.

So Sánh Khác Biệt Giữa MCB, MCCB, ELCB, RCCB

So Sánh Khác Biệt Giữa MCB, MCCB, ELCB, RCCB

Các Cách Phân Loại Aptomat

Hiện tại, dân trong nghề có phân loại aptomat theo một số cách khác nhau:

Phân loại theo cấu tạo:

  • Aptomat dạng tép: MCB (Miniature Circuit Breaker), RCCB (Residual Current Circuit Breaker), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection).
  • Aptomat dạng khối: MCCB (Moulded Case Circuit Breaker), ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).

Phân loại theo chức năng:

  • Aptomat thường, có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch: MCB, MCCB.
  • Aptomat chống rò:
  • Aptomat chống rò dạng tép: RCCB.
  • Aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép: RCBO.
  • Aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối: ELCB.

Phân loại theo số pha, số cực:

  • Aptomat 1 pha: 1 cực.
  • Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực.
  • Aptomat 2 pha: 2 cực.
  • Aptomat 3 pha: 3 cực.
  • Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực.
  • Aptomat 4 pha: 4 cực.

Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:

  • Aptomat có dòng định mức không đổi.
  • Aptomat chỉnh dòng định mức.

Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:

  • Dòng cắt thấp (khoảng 10kA): thường dùng trong dân dụng.
  • Dòng cắt tiêu chuẩn (khoảng 30kA): thường dùng trong công nghiệp.
  • Dòng cắt cao (khoảng 50kA): thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.
Hướng dẫn phân loại các Aptomat

Hướng dẫn phân loại các Aptomat

Điểm Khác Biệt Giữa MCB, MCCB, ELCB, RCCB

Aptomat MCB

MCB là loại aptomat nhỏ, có công dụng bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức và ngắn mạch. Những đặc điểm của MCB:

  • Là mạch điều khiển dạng tép, có dòng cắt quá tải thấp 100A/10kA.
  • Có thể thay thế tốt cho cầu chì.
  • Có khả năng sắp xếp cài đặt một cách đơn giản.
  • Phù hợp với mạng lưới điện dân dụng, điện công nghiệp.
  • Được sản xuất dưới những phiên bản khác nhau: cực đơn (1P), đôi (2P), ba cực (3P).
  • Thường có công suất ngắt ngắn mạch đối xứng 3-10kA, ở mức điện áp 230/440V.
  • Giới hạn dòng điện bình thường của MCB là từ 0,5-100A.

Cầu dao khối (MCCB) là gì? Top cầu dao khối bán chạy

Aptomat MCCB

MCCB là loại aptomat tiêu chuẩn dạng khối, có khả năng kiểm soát dòng điện trong phân phối n/k và bảo vệ dòng điện khỏi tình trạng ngắn mạch, quá tải. Những đặc điểm của MCCB:

  • Có khả năng tự động mở mạch trong điều kiện ngắn mạch hoặc quá tải.
  • Có thể dễ dàng thiết lập lại sau mỗi lỗi và cấp lại nguồn điện an toàn.
  • Bảo vệ quá dòng cho các mạch với cường độ dao động từ 63A-3200A.
  • Dùng để thay thế cầu chì hoàn hảo.
  • Sử dụng chủ yếu trong hệ thống điện công nghiệp hay công trình dân dụng lớn.

MCCB MitsubishiAptomat MCCB SchneiderMCCB Hager

Aptomat ELCB

ELCB là aptomat tự động chống rò dạng khối, giúp bảo vệ mạch điện không bị rò rỉ, ngắn mạch và quá tải. Những đặc điểm của ELCB:

  • Thường được sử dụng trong hệ thống điện 3 pha.
  • Cỏ khả năng làm gián đoạn mạch khi điện áp không an toàn, ngắt nguồn điện kịp thời để ngăn chặn thương tích cho con người và tài sản do điện giật.
  • Có khả năng kết nối pha, dây đất và trung tính.
  • Tiết kiệm điện tốt, chịu được nhiệt độ cao và chống được va chạm.
  • Dòng rò định mức từ 15mA-500mA.
  • Dòng định mức hoạt động đến 630A.

Aptomat RCCB

RCCB là một thiết bị cảm biến dòng. Có công dụng bảo vệ mạch điện áp thấp khỏi sự cố, giúp con người tránh bị giật điện do các tình huống rò rỉ điện. Những đặc điểm của RCCB:

  • RCCB kết nối dây pha và trung tính.
  • Nếu có bất cứ lỗi mạch điện chạm đất nào xảy ra thì RCCB đều sẽ ngắt mạch.
  • Được dùng nhằm tránh những tình huống xuất hiện cú sốc đột ngột hoặc lỗi xảy ra trong mạch.
  • Dòng điện qua đường dây sẽ quay trở lại qua trung tính.
  • Phù hợp với mạng lưới điện gia đình.

Top 10 cảm biến áp xuất Omron được sử dụng nhiều hiện nay

Trên đây là những chia sẻ về những điểm khác biệt giữa MCB, MCCB, ELCB, RCCB. Mỗi loại aptomat sẽ có những đặc điểm, cấu tạo và công dụng nổi bật khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu Thiết bị điện Hoàng Phong